
UBND TPHCM vừa ban hành kế hoạch kiểm tra công tác thực hiện các nhiệm vụ tại Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06) trên địa bàn thành phố năm 2024.

Thực hiện chủ đề công tác năm 2024, các sở, ngành, địa phương đang đẩy mạnh chuyển đổi số, đưa vào vận hành các nền tảng phục vụ quản lý điều hành, giải quyết thủ tục hành chính cho người dân nhằm thực hiện mục tiêu đưa nền hành chính công vụ của thành phố lên môi trường số.

Sáng 12-6, đồng chí Nguyễn Thị Lệ, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TPHCM chủ trì buổi giám sát UBND TPHCM về việc thực hiện chương trình cải cách hành chính (CCHC) về cải cách tổ chức bộ máy, chế độ công vụ giai đoạn 2022–2025. Cùng dự có các đồng chí: Huỳnh Thanh Nhân, Phó Chủ tịch HĐND TPHCM; Võ Văn Hoan, Phó Chủ tịch UBND TPHCM.

Hơn 2 tháng đi vào hoạt động sau khi thực hiện việc thành lập, chia tách, sáp nhập, đổi tên (gọi tắt là sắp xếp) khu phố, ấp trên địa bàn theo Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 14-3-2024 của HĐND TPHCM, tại nhiều địa phương, một số công trình đã được triển khai hiệu quả. Song, trong quá trình thực hiện, vẫn còn tồn tại những khó khăn, vướng mắc.

Những khó khăn trong công tác sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập khiến TPHCM khó đạt các chỉ tiêu theo Nghị quyết 19 của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII (Nghị quyết 19) và ảnh hưởng đến kết quả cải cách hành chính của thành phố. TPHCM vừa nỗ lực thực hiện mục tiêu vừa đề xuất Trung ương các chính sách mới để gỡ khó trong công tác sắp xếp đơn vị sự nghiệp công lập.

Chủ tịch HĐND TPHCM Nguyễn Thị Lệ đề nghị UBND TPHCM thực hiện Kết luận 14 gắn với tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai đề án sử dụng tài sản công để đáp ứng yêu cầu thực tế vừa đảm bảo quy định pháp luật.

Ngày 15-7, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cải cách hành chính (CCHC) của Chính phủ đã kết luận phiên họp thứ 8 của Ban chỉ đạo.

LTS: Đổi mới phương thức quản lý đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức theo hướng chuyên nghiệp hóa; quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, điều kiện nhằm nâng cao chất lượng phục vụ của các cơ quan nhà nước và chất lượng cung cấp dịch vụ của đơn vị sự nghiệp công lập là một trong những chủ trương được Chính phủ đề ra ngay từ đầu nhiệm kỳ. Diễn đàn “Đổi mới, hoàn thiện cơ chế quản lý cán bộ, công chức” do Báo SGGP tổ chức tiếp tục thu hút sự quan tâm của dư luận.

Trưa 31-8, tại Hội nghị chuyên đề Nâng cao hiệu quả cung cấp và sử dụng dịch vụ công trực tuyến diễn ra ở Đà Nẵng, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cao vai trò người đứng đầu trong việc thực hiện.