Giao lưu trang phục truyền thống 03 dân tộc Kinh, Khmer, Hoa. (Ảnh: Thanh Trúc) |
Sóc Trăng có những đặc trưng riêng về văn hoá, đời sống, lễ, hội,… các dân tộc cùng sống cộng cư, thể hiện rõ nét và chủ yếu là 03 dân tộc (Kinh, Khmer, Hoa). Trong đó, dân tộc Kinh thường làm ruộng, trồng lúa là chính. Ngoài cây lúa, cư dân ở đây còn trồng khoai môn, đậu, bắp và khoai lang. Sống gắn bó lâu đời với đồng ruộng, ngư???i Kinh cùng với ngư???i Khmer và ngư???i Hoa đã lai tạo, sử dụng có hiệu quả kinh tế nhiều giống lúa địa phương trong thời Pháp thuộc và “Lúa Sóc Trăng nổi tiếng với tên gọi “Lúa Bãi Xàu” được thị trư??ng Viễn Đông ưa chuộng”. Cùng với ngư???i Hoa, ngư???i Kinh đã tham gia vào việc trao đổi, buôn bán lúa gạo, muối, cá tươi, cá khô, mắm cá… trong thời gian trư??c đây và hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ hiện nay ở cả khu vực thành thị lẫn khu vực nông thôn. Chợ Bãi Xàu là trung tâm thương mại bậc nhất của xứ Ba Thắc dưới triều Nguyễn. Hiện nay, cảng cá Trần Đề tức cảng Kinh Ba và bến tàu cao tốc đi Côn Đảo có vị trí, vai trò quan trọng trong việc phát triển các loại hình kinh doanh và dịch vụ hướng biển. Chợ nổi Ngã Năm, Cái Côn trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng hợp cùng chợ nổi Ngã Bảy trên địa bàn tỉnh Hậu Giang trở thành tuyến đường thương mại, dịch vụ đặc thù, mang sắc thái văn hoá kinh doanh độc đáo của cư dân vùng sông nước. Ngoài ra, trong quá trình ứng xử, thích nghi với môi trư??ng sinh thái của vùng đất ở rìa châu thổ giáp biển Đông này, ngư???i Kinh còn tiếp cận, khai thác nhiều nguồn tài nguyên thiên nhiên trong săn bắt thú chim, hái lượm các loại rau, động vật nhuyễn thể (nghêu, sò...), khai thác gỗ cây rừng và đánh bắt cá, tôm trên sông, ngoài biển. Do sớm thích nghi với vùng đất mới, cộng đồng ngư???i Kinh từng bước hoàn thiện dần các loại hình sinh hoạt đời sống vật chất và tinh thần. Từ nhà ở, trang phục, ẩm thực đến các lĩnh vực tâm linh, các loại hình nghệ thuật... đã được bà con ngư???i Kinh quan tâm phát triển mạnh mẽ. Những ngôi nhà khang trang dần dần được thay thế cho những căn chòi lá tạm bợ, các món ăn đặc sản đặc trưng trên vùng đất mới đầy đủ chất dinh dưỡng từng bước được hình thành trong các đám tiệc gia đình. Các đình, chùa, miếu được ngư???i Kinh đặc biệt quan tâm xây dựng ở các cụm dân cư đông đúc. Các loại hình nghệ thuật phi vật thể từng bước được phát triển phù hợp trên vùng đất mới. Về đời sống văn hóa tinh thần, ngư???i Kinh phần đông theo tin ngư???ng thờ cúng ông bà và một số theo các tôn giáo khác nhau (Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Cao Đài, Hòa Hảo...). Trong đó, Phật giáo Bắc tông đã đồng hành với họ ngay từ ngày đầu lập nghiệp trên vùng đất này và trở thành tôn giáo của đông đảo cư dân. Trong làng ngư???i Kinh lâu đời ở tỉnh Sóc Trăng thường có đình làng và chùa làng hợp thành cơ sở tín ngư???ng, tôn giáo của làng và là chỗ dựa tinh thần của cộng đồng. Là cư dân nông nghiệp, tín ngư???ng dân gian của ngư???i Kinh có liên quan mật thiết đến sản xuất nông nghiệp, theo chu kỳ sinh trư??ng của cây lúa. Đối với họ, đình là cơ sở tín ngư???ng cộng đồng của làng, nơi thờ Thành Hoàng, Tiền hiền khai khẩn, Hậu hiền khai cơ... Ở tỉnh Sóc Trăng có nhiều đình làng tôn thờ vị anh hùng dân tộc Nguyễn Trung Trực và tôn vinh Ông như là Thần (Thành Hoàng) của làng. Nhìn chung, ngư???i Kinh ở tỉnh Sóc Trăng đã phát triển sản xuất nông nghiệp và kinh doanh thương mại, dịch vụ, khai thác có hiệu quả các nguồn tài nguyên và “biến” chúng trở thành nhiều loại nông, lâm, thủy sản hàng hóa phục vụ cho tiêu dùng và xuất khẩu. Đời sống vật chất và tinh thần của ngư???i Kinh ngày càng được nâng cao rõ rệt.
Dân tộc Khmer lâu nay sinh sống căn bản dựa vào sản xuất nông nghiệp, tập trung vào việc trồng trọt. Đây là nghề truyền thống có từ lâu đời. Do quá trình sinh sống trao đổi phương cách làm ăn từ ngư???i Kinh có nhiều kinh nghiệm trong việc canh tác lúa nước, từ làm đất, gieo mạ, cấy lúa, từ việc chăm sóc đến thu hoạch; nên việc trồng lúa trên phần đất khai phá từng bước được bà con quan tâm hơn. Do tập quán sản xuất, bà con Khmer tập trung nhiều cho việc trồng rẫy. Ở các giồng cát, ngư???i nông dân Khmer trồng các loại hoa màu như rau, củ quả, hành, tỏi, đậu... Ngoài trồng trọt, ngư???i Khmer còn chăn nuôi trâu, bò, heo, gà, vịt... và nuôi trồng thủy sản; ngư???i Khmer khéo tay làm các nghề thủ công như đan đát các đồ dùng bằng tre trúc, dệt vải lụa, sơ chế thuốc lá, đóng xe bò. Gần đây, phụ nữ Khmer còn đan nhiều loại sản phẩm thủ công bằng sợi lục bình do các đầu mối cung cấp nguyên liệu (sợi lục bình) và thu mua sản phẩm theo đơn đặt hàng. Ngoài ra, ngư???i Khmer còn vẽ tranh trên kiếng - Đây còn là một nghề thể hiện phong cách, truyền thống riêng, độc đáo. Những nghệ nhân Khmer vẽ tranh chân dung ông bà, cha mẹ, tranh Đức Phật Thích Ca theo Phật thoại, tranh các vị thần của Bà la môn giáo để thờ, để trang trí trong nhà và để phụng sự cho chùa chiền. Tranh vẽ trên kiếng của ngư???i Khmer ở tỉnh Sóc Trăng là những tác phẩm nghệ thuật dẫn gian độc đáo, đặc sắc và được cộng đồng ưa chuộng. Theo truyền thống, hoạt động kinh tế của ngư???i Khmer chủ yếu vẫn dựa vào sản xuất nông nghiệp nên đời sống của khá nhiều hộ vẫn còn khó khăn. Tuy nhiên, những năm gần đây, với sự triển khai các chương trình chính sách của Đảng và Nhà nước, nhất là các chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm, xây dựng cơ sở hạ tầng..., cùng với sự nỗ lực vươn lên của từng hộ gia đình và cộng đồng, đời sống vật chất, tinh thần của ngư???i Khmer ngày càng được cải thiện. Một số hộ có điều kiện đã chuyển sang kinh doanh như ngư???i Hoa, ngư???i Kinh. Đối với loại hình văn hóa phi vật thể, đến nay ngư???i Khmer vẫn còn lưu giữ, bảo tồn và phát huy các loại nhạc cụ độc đáo, các loại hình múa truyền thống như Rom Vong, Saravan, Rom Leo, Aday..., các loại hình nghệ thuật sân khấu Rô băm, Dù kê... Hằng năm, ngư???i Khmer thường tổ chức các lễ hội như Tết Chol Chnăm Thmây (mừng năm mới), Lễ Đôn Ta (cúng ông bà), Lễ hội Ooc Om Boc (cúng trăng) Đua ghe Ngo, Lễ hội Cúng Phước biển... Nhiều loại hình nghệ thuật và các lễ hội truyền thống của đồng bào dân tộc được tôn vinh và phát huy. Những năm gần đây, lễ hội Ooc Om Boc - Đua ghe Ngo, trở thành lễ hội chính thức cấp quốc gia. Từ khi kháng chiến chống Mỹ, cứu nước đến nay, Sóc Trăng có 01 đoàn nghệ thuật Khmer chuyên nghiệp được Nhà nước đầu tư và 4 đoàn Dù kê không chuyên nghiệp, đã góp phần rất lớn trong việc gìn giữ, phát huy các loại hình nghệ thuật Khmer.
Dân tộc Hoa, nhập cư và nhanh chóng hòa nhập vào cộng đồng dân tộc anh em Kinh, Khmer để tiến hành công cuộc mưu sinh. Các khu dân cư, hội quán của ngư???i Hoa được đan xen gần gũi với phum sóc của ngư???i Khmer và thôn xóm của ngư???i Kinh. Nghề làm rẫy, trồng hoa màu là loại hình hoạt động kinh tế nông nghiệp chính của ngư???i Hoa Triều Châu - Phúc Kiến vốn sinh sống lâu đời ở khu vực nông thôn, trên vùng đất giồng ven biển Đông của tỉnh Sóc Trăng và một số đất giồng thuộc nội ô, ngoại vi của thành phố Sóc Trăng. Người Hoa còn tận dụng lợi thế về đất đai, thổ nhưỡng và kinh nghiệm của 2 dân tộc anh em Kinh, Khmer để tiến hành tổ chức chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi trồng thủy sản và tiến hành sản xuất các nghề thủ công có tính gia truyền của họ. Ngoài ra, đa số ngư???i Hoa Triều Châu luôn phát huy lợi thế của mình để phát triển sản xuất các ngành nghề thủ công truyền thống trong chế biến lương thực, thực phẩm như củ cải muối (xá pấu) ở thị xã Vĩnh Châu, lạp xưởng, bánh pía, bánh mè láo, thèo lèo ở huyện Châu Thành và thành phố Sóc Trăng, nhất là bánh pía Vũng Thơm hay bánh pía Sóc Trăng; các loại chao, chao đỏ (ang hù dú), tương hột, hột vịt bắc thảo... đã trở thành thương hiệu, là những loại sản phẩm hàng hóa được ưa chuộng trên thị trư??ng trong nước và tham gia xuất khẩu. Ngoài ra, ngư???i Hoa còn có các nghệ nhân kim hoàn ở tỉnh Sóc Trăng đã chế tác nhiều loại đồ trang sức, đồ thờ cúng, nhất là làm ra những chiếc hộp nhỏ bằng vàng, bằng bạc đủ kiểu để đáp ứng nhu cầu trang trí, làm đẹp và thờ cúng, lưu giữ, cất trữ trong gia đình, ở các cơ sở tôn giáo, tín ngư???ng của ngư???i Hoa, ngư???i Kinh và ngư???i Khmer. Người Hoa tôn thờ tín ngư???ng đa thần, phổ biến là các loại hình tín ngư???ng thờ bà Thiên Hậu, ông Bổn (Phước Đức chính thần), Quan Công... tại các miếu, là cơ sở tín ngư???ng của cộng đồng. Ngoài ra, ngư???i Hoa còn có nhiều loại hình tín ngư???ng dân gian như cúng rẫy của ngư???i Hoa Triều Châu, cúng Rằm tháng Giêng, cúng tết Thanh minh, cúng tết Đoan ngọ (5/5 Âm lịch), cúng tết Trùng cửu (9/9 Âm lịch), cúng rằm tháng 10, cúng đưa ông Táo về trời... Chúng biểu hiện và phản ánh sự đa dạng các sắc thái văn hoá trong đời sống tinh thần của ngư???i Hoa, trong đó, nhiều tín ngư???ng dân gian của ngư???i Hoa có sự tương đồng với tín ngư???ng dân gian của ngư???i Kinh.
Nhìn chung, trong quá trình cộng cư, giao lưu văn hóa giữa ba dân tộc Kinh, Khmer, Hoa đã dẫn đến sự hội nhập, đan xen và cộng hưởng trong sinh hoạt văn hóa, lễ hội, phong tục tập quán, giáo dục... tạo nên những nét đặc trưng của Sóc Trăng. Hằng năm, các hộ gia đình ngư???i Kinh, Khmer, Hoa đều tham gia vào các lễ, tết của nhau, chẳng hạn như ngư???i Khmer cùng tham dự tết Nguyên đán của ngư???i Kinh và ngư???i Hoa; ngư???c lại, có nhiều ngư???i Kinh, ngư???i Hoa ăn tết Chôl Chnăm Thmây, tham dự lễ hội Ooc Om Boc - Đua ghe Ngo của ngư???i Khmer một cách thích thú, hào hứng. Đây là một điều khá thú vị là không ai có thể nhớ ra rằng, là cả ba dân tộc sinh sống trên vùng đất này đều chung vui lễ, tết của các dân tộc với nhau.
Thực tiễn chứng minh rằng, tinh thần đoàn kết 3 dân tộc trong tỉnh luôn được quan tâm, chỉ đạo trong từng giai đoạn của cách mạng. Là truyền thống quý báu của dân tộc ta nói chung và của 3 dân tộc kinh, Khmer, Hoa trong tỉnh Sóc Trăng nói riêng. Với sự đoàn kết chặt chẽ, đồng thuận cùng nhau khai phá vùng đất mới, cùng lao động sản xuất, vừa chống chọi với thiên nhiên, vừa cùng nhau tham gia các cuộc chiến đấu chống trả những hành động xâm lược của các thế lực bên ngoài và kẻ thù bên trong. Đây chính là tiền đề, là yếu tố quan trọng bật nhất góp phần xây dựng và phát triển đất nước./.
Link thành phố giải trí trực tuyến